1. Môi trường LabVIEW
Trong LabVIEW, một chương trình hoặc một hàm có thể được tạo và lưu trữ trong một file được gọi là VI. Để tạo một VI, thực hiện mở chương trình LabVIEW sau khi cài đặt bằng cách StartAll ProgramsNational InstrumentsLabVIEW 2010 LabVIEW.exe, từ màn hình click chọn Blank VI hoặc FileNew VI hay cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl +N như hình 1.
|
Hình 1: Tạo VI
|
Trong VI, môi trường làm việc được chia làm hai phần
1. Giao diện (Panel): được sử dụng để thiết kế giao diện người dùng.
2. Soạn thảo code (Block diagram): được sử dụng để viết code cho chương trình.
Trên phần giao diện (panel), các đối tượng được gọi là các control hoặc indicator tùy vào thuộc tính, chức năng của chúng. Các control được dành chứa thông tin đầu vào trong khi các indicator được dành chứa thông tin đầu ra của VI.
Như hình 2 ở dưới là một chương trình nhỏ dùng tính tổng của 2 số A và B, tổng số sẽ cập nhật cho C. Như vậy, trong chương trình ta sẽ có 2 control là A,B và 1 indicator là C.
|
Hình 2: Panel và Block Diagram
|
Lưu ý: để chuyển đổi qua lại giữa front panel và block diagram, có thể sử dụng phím tắt Ctrl + E; sử dụng Ctrl + T khi muốn xem cả front panel và block diagram như trên hình 2.
2. Làm việc với Front Panel
|
Front panel là nơi dùng đặt các control và indicator khi thiết kế giao diện cho chương trình. Các đối tượng này được đặt trên 1 bảng (pallete) và sắp xếp thành từng nhóm theo chức năng.
Click chuột phải hoặc từ thanh menu chọn ViewControls Palette, bảng các đối tượng sẽ xuất hiện như hình bên. Mỗi đối tượng được biểu thị bằng một icon nhằm gợi nhớ cho người dùng chức năng của nó. Nếu các nhóm không hiển thị như hình bên, bạn click vào dấu mũi tên ở phía dưới của bảng điều khiển sau đó chọn nhóm Modern.
Với ví dụ tính tổng trên, ta cần 2 control và 1 indicator có dữ liệu dạng số; một pallete khác xuất hiện khi click chuột vào mục Numeric. Bảng này liệt kê tất cả các đối tượng có dữ liệu dạng số được LabVIEW hỗ trợ (hình 4). Click chọn đối tượng Numeric Control để tạo đối tượng cho A và B, Numeric Indicator cho C.
|
Để đổi tên cho đối tượng, double click lên tên của đối tượng và tiến hành đặt tên mới
Sau khi đặt hết các đối tượng cần thiết lên front panel, tiến hành sắp xếp lại chúng cho hợp lý.
3. Làm việc với Block Diagram
Tương tự với các thao tác trên front panel, chọn ProgrammingNumericAdd để đưa khối thực hiện phép cộng vào block diagram.
4. Kiểm tra
Sau khi hoàn thành việc thiết kế giao diện và viết code, tiến hành chạy chương trình bằng cách click vào dấu mũi tên ngay góc trái màn hình của VI.
5. Lưu File
Lưu lại chương trình thực hiện
· Sử dụng menu: Chọn File Save
· Phím tắt: Ctrl + S
Comments are closed.